Giả thuyết Kurgan
Giả thuyết Kurgan

Giả thuyết Kurgan

Giả thuyết Kurgan (còn được gọi là lý thuyết Kurgan hay mô hình Kurgan) hoặc lý thuyết Thảo nguyên là đề xuất được chấp nhận rộng rãi nhất để xác định quê hương Ấn-Âu nguyên thủy mà từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu lan rộng ra khắp châu Âu, Âu-Á và nhiều phần châu Á.[3] Có giả thiết rằng những người thuộc nền văn hóa Kurganthảo nguyên Pontic phía bắc Biển Đen khả năng nhất là những người nói ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ kurgan của Nga (курга́н), có nghĩa là hay gò chôn cất.Giả thuyết Kurgan lần đầu tiên được đưa ra vào những năm 1950 bởi Marija Gimbutas, người đã sử dụng thuật ngữ này để gộp các nền văn hóa khác nhau, bao gồm cả nền văn hóa Yamnaya, hay Mộ Hố và các nền văn hóa tiền thân của nó. Thay vào đó, David Anthony sử dụng văn hóa Yamnaya cốt lõi và mối quan hệ của nó với các nền văn hóa khác làm điểm tham khảo.Marija Gimbutas đã xác định nền văn hóa Kurgan bao gồm bốn thời kỳ kế tiếp nhau, với giai đoạn sớm nhất (Kurgan I) bao gồm các nền văn hóa SamaraSeroglazovo của vùng Dnepr-Volga trong Thời đại đồng đá (đầu thiên niên kỷ 4 TCN). Người dân của các nền văn hóa này là những người chăn nuôi du mục, theo mô hình ấy, vào đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN đã mở rộng khắp thảo nguyên Pontic – Caspi và vào Đông Âu.[4]Ba nghiên cứu di truyền vào năm 2015 đã hỗ trợ một phần cho lý thuyết Kurgan của Gimbutas về Urheimat Ấn-Âu. Theo các nghiên cứu đó, các nhóm đơn bội R1bR1a, hiện nay phổ biến nhất ở châu Âu (R1a cũng phổ biến ở Nam Á) đã mở rộng từ thảo nguyên phía bắc của biển Đen và Caspi, cùng với ngôn ngữ Ấn-Âu; họ cũng phát hiện ra một thành phần nhiễm sắc thường có ở người châu Âu hiện đại mà không có ở người châu Âu thời kỳ đồ đá mới, thành phần này sẽ được đưa đến nhờ dòng cha R1b và R1a, cũng như ngôn ngữ Ấn-Âu.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết Kurgan http://blogs.discovermagazine.com/gnxp/2012/04/fac... http://www.vaidilute.com/books/gimbutas/gimbutas-0... http://www.vaidilute.com/books/norroena/rydberg-01... http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Natur.522..167A http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Natur.522..207H //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5048219 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25731166 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26062507 //arxiv.org/abs/1502.02783 //dx.doi.org/10.1038%2Fnature14317